Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Mạnh Tử - Nguyễn Hiến Lê

00:35

Mạnh Tử
Nguyễn Hiến Lê
NXB Văn Hóa Thông Tin, 2007 
216 Trang


Mạnh tử là triết gia duy nhất thời Tiên Tần mà chúng ta biết được ít điều về tuổi thơ nhờ bà mẹ hiền của ông. Ông thuộc dòng dõi công tộc Mạnh tôn ở nước Lỗ, tên là Kha, tự là Tử Dư, sinh ở ấp Trâu. Có sách nói cha là Khích Công Nghi, mẹ họ Chưởng nhưng vô chứng cứ. Tới đời ông cha, chi của ông đã sa sút, tuy là quý tộc mà sống như bình dân, về điểm ấy ông giống Khổng tử. Có lẽ phần đông các triết gia thời ấy cũng như ông: nhờ thuộc dòng dõi quí tộc, ông mới được học hành; rồi vì nghèo, không được lãnh một chức vị tại triều, nên ông mới có chí lập thân. Chúng ta có thể nói giai cấp trung lưu thời nào cũng tặng cho quốc gia, nhân loại được nhiều nhân tài nhất, vì địa vị cao quá thì người ta thường hưởng lạc hoặc phải sớm lo việc nước, ít chú trọng đến sự học, còn thân phận thấp quá thì không có phương tiện để học, chí khí dễ bị hoàn cảnh khắt khe làm cho tiêu ma.
Chương 1. Thời đại
Chương 2. Đời sống hoạt động chính trị
Chương 3. Dạy học và viết sách
Chương 4. Muốn thành một á thánh nối nghiệp Khổng Tử
Chương 5. Tư tưởng chính trị
Chương 6. Tư tưởng kinh tế và xã hội
Chương 7. Tính thiện
Chương 8. Tồn tâm dưỡng tính luyện khí
Chương 9. Tư cách và tài năng Mạnh Tử


Download: Mạnh Tử (NXB Văn Hóa Thông Tin) - Nguyễn Hiến Lê

Download: Mạnh Tử (NXB Văn Hóa Thông Tin) - Nguyễn Hiến Lê

Mạnh Tử
NXB Tổng Hợp 1993
Nguyễn Hiến Lê
189 Trang​


Trước cuốn Mạnh Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê đã có 4 tác phẩm viết về triết học Trung Quốc: Mạnh Tử, đó là: Nho giáo – một triết lý chính trị, Đại cương triết học Trung Quốc (chung với cụ Giản Chi), Nhà giáo họ Khổng, Liệt tử và Dương tử. Sau cuốn Mạnh Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê còn viết thêm mỗi số tác phẩm về Trung triết như: Trang Tử, Hàn Phi (chung với cụ Giản Chi), Tuân Tử (chung với cụ Giản Chi), Mạc học (chung với cụ Giản Chi), Lão tử, Luận ngữ, Khổng Tử, Kinh Dịch (ta cũng có thể kể thêm bộ Sử Trung Quốc vì trong đó có rất nhiều đoạn viết về Trung triết). Đọc các sách viết sau, chúng ta thỉnh thoảng thấy lời dịch hoặc nhận định của cụ đã thay đổi, có khi khác hẳn với lời dịch hoặc nhận định của cụ trong một số cuốn viết trước. Điều này tôi đã nhiều lần nêu ra trong một số eBook mà tôi đã thực hiện. Trong cuốn Mạnh Tử này cũng vậy. Ví dụ như trong chương 8, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “Quan niệm về “khí” xuất hiện ở Trung Hoa vào thế kỉ thứ IV trước Tây lịch (thời Chiến Quốc) và ba triết gia đầu tiên nói tới khí là Cáo tử, Mạnh tử và Trang tử, nhưng quan niệm của hai nhà trên hơi khác với quan niệm của nhà dưới” (Sđd, trang 177). Tiếp đến, cụ trích dẫn hai đoạn trong sách Trang Tử, một trong thiên Trí Bắc du, một trong thiên Chí lạc. Trong bộ Trang Tử - Nam Hoa Kinh, cụ đã dịch lại, lời tuy hơi khác nhưng ý nghĩa cũng tương tự; nhưng cụ cho rằng hai thiên đó (và nhiều thiên khác nữa) do những người đời sau thêm vào, và hai đoạn trích dẫn đó không phản ánh đúng tư tưởng của Trang Tử. Như vậy, ta có thể suy ra rằng Trang Tử không nói về “khí” và hai (chứ không phải ba) triết gia đầu tiên nói tới “khí” là Cáo Tử và Mạnh Tử.

 
Nên xem: Tứ Thư (Trọn bộ 4 tập) - Chu Hy

Xem hướng dẫn download tại đây


P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏnig, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)

Email: noluckhongngung@gmail.com

Written by

Hãy để lại thông tin (Email, SĐT, Facebook... Chúng tôi sẽ liên hệ lại tư vấn nhiệt tình và tặng bạn video giới thiệu của Robert Kiyosaki

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

© 2014 Câu Lạc Bộ Cashflow Dak Lak. All rights resevered. Designed by Ngô Văn Ngọc

Back To Top