Phép Luyện Công Của Lã Động Tân - Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ
Long Môn Phái - Đan Pháp Quyết Yếu
Tên gọi khác: Lã Tổ sư Tiên Thiên Hư vô Thái nhất Kim Hoa Tông chỉ
Thiên Cổ Kỳ Thư - Đại pháp mật truyền suốt 2000 năm của Lã Tổ Công pháp thượng thừa của đạo gia
Tác giả: Lã Đồng Tân (Lữ Ðồng Tân: Đời Đường)
Hiệu đính: Mẫn Nhất Đức
Người dịch: Thế Trường
NXB Văn Hóa Thông Tin 1999
133 trang
Lã Động Tân (Trung văn phồn thể: 呂洞賓; Wade–Giles: Lü Tung-Pin) còn gọi Lữ Ðồng Tân là một nhân vật lịch sử và là một vị thần trong số Bát Tiên, được tôn kính trong lịch sử văn hóa Trung Hoa. Đây là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát.
1. Hán Chung Li ngồi ngoài cùng mé trái, phanh ngực với chiếc quạt sau lưng
2. Lã Động Tân mặc áo đạo bào màu nâu, tay cầm phất trần
3. Tào Quốc Cữu là người mặc áo trắng, tay cầm thẻ bài
4. Trương Quả Lão áo vàng đang ngồi, râu bạc và tay cầm ngư cổ
5. Lam Thái Hòa ở đây là chàng trai mặc xiêm y đỏ, mang theo lẵng hoa
6. Thiết Quải Lý mặc áo xanh đang ngồi, tay trái cầm thiết trượng
7. Hàn Tương Tử là người ngồi thổi sáo mé bên phải
8. Hà Tiên Cô là cô gái đứng ngoài cùng mé bên phải
Lữ Ðồng Tân là con của Thứ Sử Hải Châu, sanh ngày 14 tháng 4. Khi bà mẹ mới sanh Ông thì trong phòng mùi hương thơm phức, có hạc trắng bay vào phòng rồi biến mất. Ấy là Huê Dương Chơn Nhơn đầu thai xuống trần làm Lữ Ðồng Tân.
Lữ Ðồng Tân lớn lên, mắt phụng mày ngài, tay dài, cổ cao, mũi thẳng, xương gò má cao, chơn mày bên tả có nốt ruồi, dưới bàn chơn có chỉ như lưng qui, mình cao 8 thước 2, tánh ưa bịt khăn huê dương (bao đảnh xanh), mặc áo đạo sĩ.
Lời Giới Thiệu
"Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ" là cuốn Ðan kinh có ảnh hưởng rộng rãi không riêng gì ở Trung Hoa, mà ở cả nhiều nước trên thế giới. Cuốn sách này kể từ lúc được in thành sách vào đầu đời Thanh cho đến nay đã được các nhà dưỡng sinh học đặc biệt coi trọng.
Trong số các bản in hiện còn giữ được đến ngày nay chủ yếu chia thành hệ thống phái Tịnh Minh và Hệ thống phái Long Môn. Ðại biểu cho các bản thuộc hệ thống phái Tịnh Minh là bản "Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ" khắc ở am Nhị Tiên huyện Thành Ðô năm 1906, cuối sách có in bản phụ lục của Quản Hóa Tử "Xiển U vấn đáp". Bản này do Tưởng Quang Ðình dựa vào một bản sao khắc lại vào năm Gia Khánh triều Thanh và đưa vào "Ðạo Tạng tập yếu", gọi là "Tập yếu bản".
Năm 1917, Hợp Ðạo Tử Diêu Tế Thương tìm được ở phố sách xưởng Lưu Ly , Bắc Kinh - bản sao Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ gọi là "Kinh bản" . Ít năm sau, Cham Nhiên Huệ Chân Tử in gộp bản sao này với Huệ Mạng Kinh và đặt tên là "Thuật trường sinh . Tục mệnh phương" gọi là Huệ bản.
Kinh bản và Huệ bản tất cả đều thuộc hệ thống phái Tịnh Minh. Còn bản do Mẫn Nhất Ðắc (1758 - 1837) đính chính vào năm Ðạo Quang thứ mười một đời Thanh (1813) được xem là đại biểu đo hệ thống phái Long Môn, đồng thời được ông tập hợp trong "Ðạo Tạnh tục biên. Sơ tập" và mang cái tên đầy đủ "Lã Tổ sư Tiên Thiên Hư vô Thái nhất Kim Hoa Tông chỉ". Năm 1965, nhà xuất bản "Tự do Ðài Loan cho in "Long Môn phái Ðan pháp quyết yếu" và năm 1988, nhà xuất bản "Ðại học nhân dân Trung Quốc" phát hành "Ðông phương tu Ðạo văn khố . Toàn Châu bí yếu" , đều chọn và in lại bản của Mẫn Nhất Ðức.
Bản dịch này của chúng tôi chủ yếu dựa vào bản in của Mẫn Nhất Ðức. Năm 1929, "Thái Ất Kim Hoa Tông chỉ" được xuất bản bằng tiếng Ðức, do cha Richard Wilhelm người Ðức (1873 - 1930), trong giáo hội Thanh Ðảo kiêm giáo sư Trưởng Ðại học Frankfurt dịch chín chương đầu căn cứ vào bản của Huệ Chân Tử . Nhà phân tâm học Thụy Sy C.G. Jung đã viết lời bình rất dài cho sách này.
Năm 1931, Cay F. Baynes căn cứ vào bản tiếng Ðức dịch và xuất bản sang tiếng Anh. Còn đây, giáo sư Toseltaiyu và phó giáo sư Teihoshofu Nhật Bản căn cứ vào Kinh bản dịch sang tiếng Nhật và xuất bản với tên sách "Bí mật luyện Kim Ðan"..
Như thế là, hiện nay trên thế giới, ngoài tiếng Hán, "Thái Ất Kim Hoa Tôn Chỉ" đã được lưu hành bằng tiếng Ðức, tiếng Anh và tiếng Nhật. Phần lớn các bản dịch này đều hết sức nghiêm túc, rõ ràng cố tránh dùng những lời văn ẩn dụ.
Cả hai phái Ðạo giáo Tịnh kinh và Long Môn đều nhận định Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ là do Lã Ðồng Tân truyền dạy. Các bản của hai phái này xưng hô Lã Ðồng Tân một cách tôn kính là "Lã Tổ" và "Tổ sư", đồng thời truyền tụng rằng cuốn kỳ thư này đã được Lã Ðồng Tân viết ra trong trạng thái thần hiệp.
Lã Ðồng Tân tên chủ là Lã Nham, hiệu là Thuần Dương Tử, người huyện Vỉnh Lạc, phủ Hà Trung (nay là huyện Vỉnh Lạc, tỉnh Sơn Tây), sống vào thời Ngũ Ðại Văn Ðường , ông theo học Ðại Ðạo Kim Ðan sư phụ Chung Ly Quyền và đã mở ra một hướng mới trong việc tu luyện Nội Ðan kể từ Tống Nguyên cho mãi về sau. Từ Văn Ðường cho đến đầu Thanh, trong thời gian kể hàng trăm năm, đã có không biết bao nhiêu truyền thuyết thần bí về Lã Ðồng Tân, nói lên lòng tôn kính và ngưỡng mộ của người đời đối với ông .
Cuốn Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ của ông gồm cả thảy mười ba chương , xem ngôn từ và cách hành văn có thể suy đoán sách ra đời sau triều đại Tống Huy Tôn (1082 - 1135). Nhưng Pháp quyết Nội Ðan trình bày trong sách đúng là công phu thanh tĩnh Bắc phái chân truyền. Phàm đã là Ðan pháp Thanh tĩnh, nhằm đích đoạt quyền Tạo Hóa, thay đổi tố chất cơ bản của con người ; thì đều chú trọng theo đuổi "Huyền Quan nhất khiếu" thực hành phép Hồi Quan phản chiếu dựa theo Ðan Quyết truyền khẩu của thầy trò Vương Trùng Dương (1112-1170). Sách Thái Ất Kim Hoa Tôn Chỉ trình bày tỷ mỹ, súc tích về công lý và công pháp của phép tu luyện Nội Ðan . Về mặt công lý, sách đề xướng Ðại đạo lấy Hư vô làm bản thể, lấy hiển hóa làm công dụng . Công pháp của chúng tôi chuyên lấy Thái Nhất làm gốc, Kim Hoa làm ngọn, gốc ngọn nương tựa lẫn nhau, ắt sẽ trường sinh bất lão vậy . Thái nhất tức là Ðạo, duy chỉ Có và Hư hòa hợp với nhau mới có thể đắc Ðạo thành Tiên.
Ðạo trong con người là Nguyên Thần. Người tập nếu giữ được Nguyên Thần thì sống ngoài Âm Dương , không trong Tam giới . Nguyên Thần thuộc về tiên thiên, Thức Thần thuộc hậu thiên. Thức Thần làm cho con người có Thất tình, Lục dục, dần dần tiêu hao Tinh Khí Thần.
Con đường tu Ðạo là ức chế Thức Thần, đi ngược trở về trạng thái Nguyên Thần tiên thiên, chủ yếu dựa vào công pháp Hồi Quang . "Hồ Quang thí Khí Âm Dương trong Trời đất không gì là không ngưng tụ " Vì thế Ðạo Kim Hoa toàn dùng nghịch pháp.
Trong quá trình Hồi Quan cần tuân thủ nguyên tắc "Vô vi nhi vi". Duy chỉ có "vô vi" mới không dừng lại ở hình tướng . Duy chỉ có "Vô vi nhị vi" mới không rơi vào "Không" một cách chết cứng "vô vi" không phải là phó mặc không để ý, mà là chẳng để ý đến "Có" cũng chẳng để ý đến "không" thực tế giữ ở mức "Trung" . Trung ở mọi chỗ, Trung sẽ không "thái quá", mà cũng không "bất cập", đó thật ra cũng là Ðạo .
Sách "Ðạo Ðức kinh" nói : "Ðạo xung nhi dụng chi" (Ðạo hư không lại vô hình). Muốn đạt được cảnh giới "Trung" , bản thể và công dụng của Ðạo phải hợp Hai thành Một, như thế gốc và ngọn mới nương tựa lẫn nhau, hợp lẽ Tự Nhiên, đạt đích "nhập thế mà không lụy", xuất thế mà vẫn "ở giữa nhân gian" . Công lý của Thái Ất Kim Hoa Tôn Chỉ kế thừa tinh hoa sách Ðạo Ðức Kinh" của Thái Thượng Lão Quân. Bàn về Ðạo, các bậc thánh nhân và hiền triết thường dùng lối tâm truyền tâm, từ thế hệ nọ truyền tới thế hệ kia, bắt đầu từ Lão Tử cho mãi tới Ðông Hoa đế quân rồi về sau chia thành hai Tông Nam Bắc.
Về mặt công pháp, Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ nhấn mạnh tính công gọi đó là "Nhất siêu trực nhập công phu" , chủ trương mắt quay về nhìn dõi vào trong , lấy Khí từ Thượng Ðan Ðiền đưa xuống Trung và Hạ Ðan Ðiền.
Các bản trong Hệ thống phái Long Môn đề xướng tiệp quyết trong khẩu quyết, mà phương pháp là Tồn tưởng chữ Y , trong tiếng Phạn, để cho Tam Quang hội tụ ở Tâm giữa hai lông mày, sau đó dùng Ý dẫn vào quan khiếu sau Tâm để khai mở Thiên Tâm. Thiên Tâm tức là "Huyền Quan nhất khiếu" , không ởtrong thân, không ở ngoài thân, không thể sờ lần mà khai mở, chỉ có thể lẳng lặng tới gần .
Bước đầu tập luyện là ngồi tỉnh tọa, tập trung vào điểm nằm giữa hai con mắt, đồng thời dùng Phép Chỉ Quán của nhà Phật gạt bỏ mọi tạp niệm, cầu được chính niệm, tiêu hủy Thức Quang và làm hiển hiện Tính Quang .
Trong lúc lưu ý đến hai thứ bệnh "hôn trầm" và "tán loạn" rất dễ nảy sinh lúc tu lập Hồi Quang . Lã Ðồng Tân nhận xét :"Gà mái khi ấp trứng , Tâm thường lắng nghe, đó là một yếu quyết vậy". Tâm và Tức đi theo nhau , và Hồi Quang phản chiếu - đó là then chốt trình tự tu luyện Nội Ðan. Cứ tu tập như thế từnông đến sâu sẽ từng bước chân nghiệm những hiện tượng nảy sinh khi tĩnh tọa. Ðợi tới khi "Ngưng Thần nhập khí huyệt" , "Khai mở khiếu Huyền quan", Khí tiên thiên nhờ Huyền khiếu vào ra, sẽ xuất hiện Chân Tinh Chân Khí, nghĩa là sản sinh Ðan Dược giúp con người trường sinh bất lão, cải lão hoàn đồng . Chân Tinh Chân Khí sẽ đi từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, con người sẽ dần dần gạt bỏ được nhưng cặn Âm, quay trở về cảnh giới Thuần Dương . Ðợi tới khi kết thành Thánh Thai, ngoài Thân có Thân, tức có thể trường sinh bất lão, đắc Ðạo thành Tiên.
Trong khi đề xướng phép tu luyện Nội Ðan, Lã Ðồng Tân chủ yếu phát huy tư tưởng "trường sinh bất lão", "Tu Chân thành Tiên" của Ðạo giáo đồng thời kết hợp cả với học thuyết của Nho giáo và Phật giáo. Trong Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ đã kết hợp nhuần nhuyễn những tinh hoa triết lý của Nho giáo và Phật giáo, nhằm làm cho mọi người dễ hiểu học thuyết Nội Ðan. Trong các Ðan Kinh cổ quen dùng các thuật ngữ ẩn dụ khó hiểu như Khảm Ly, Thủy Hỏa, Long Hổ, Chì , Thủy Nhân, Hỏa Hậu, Chu Thiên, Tắm Gội v.v..., nhưng trong Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ , lại dùng lời nói gần gũi, sinh động mộc mạc, đi thẳng vào bản chất. Phép tu luyện Nội Ðan chủ yếu là tu luyện Tinh Khí Thần, trong sách nêu rõ , Khảm Ly tức Âm Dương, Âm Dương tức Tính Mệnh, Tính Mệnh tức Thân Tâm, Thân Tâm tức Thần Khí v.v... của các gia các phái; tư tưởng cho Tâm tĩnh - đó là Ðan, Tâm không - đó là Dược chính là dùng lý lẽ của nhà Phật để thuyết minh về Ðạo, rất dễ hiểu, dễ tiếp thu. Sách Thái Ất Kim Hoa Tông chỉ nhấn mạnh Tính công chú trọng công phu tu dưỡng Tâm tĩnh, thống nhất công phu tu tập của Tam gia Nho Thích Ðạo ở vấn đề cơ bản : vấn đề sống chết .
Các bậc Thánh Hiền Nho giáo dạy mọi người công phu tu dưỡng bắt đầu từ "Tri chỉ", lấy "chỉ ư chí thiện" làm mục đích, bắt đầu từ Vô cực rồi cuối cùng lại trởvề Vô cực. Tinh hoa Phật học lấy "Vô sở trụ nhi sinh kỳ Tâm" (phải sinh cái Tâm không trụ vào chỗ nào) nói đến trong kinh Kim Cương làm giáo chỉ Ðại Tạng . Còn Ðạo giáo chúng ta tôn sùng hai từ "trí hư" , Tâm đã có thể "trí hư cực" thì Tính công đã thành, "thủ tĩnh đốc" thì Mệnh công đã đạt, cho nên Tính Mệnh song tu , Hình Thần đều trọn vẹn.
Tóm lại, qua những điều trình bày trên, Tam giáo Nho Thích Ðạo đã tổng kết mục đích tu dưỡng thành một câu : đó là tạo được Thần Ðan rời xa cái Chết, đi vào cái Sống . Chỉ cần làm cho con người được giải thoát thì đâu đâu cũng đều là học vấn, đâu đâu cũng có lý lẻ diệu huyền. "Những điều ta nói chỉ là làm bộc lộ chổ tương thông , vì thế là nhất quán". Cái gọi là "Ðược một thì mọi sự kết thúc" trước tiên đó là Ðạo , Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ chính là bắt đầu từ chỗtương thông lấy "Ðạo pháp tự nhiên" (Ðạo tuân theo những qui luật vốn có của mình) làm cảnh giới tối cao, hấp thụ triết lý phép chỉ quán quay trở về chính mình của nhà Phật, cũng như Tám Hoàn, Tám Thức v.v... trong kinh Lăng Nghiêm , đồng thời lồng tinh thần tự cường của Nho gia , lấy Chính niệm xử lý mọi việc , "không được rời xa Chính nghiệp" vào trong Ðan Lý, Ðan pháp, lý lẻ tự nhiên, đâu ra đấy, không chút gì khiên cường.
Goethe, nhà thơ vĩ đại Ðức nói : Ðông phương và Tây phương không còn cách biệt. Ðời sống vật chất của con người tuy còn khác xa nhau, con đường dẫn đưa tới thế giới tinh thần cũng chẳng giống nhau, nhưng nhu cầu cuối cùng về phương diện tinh thần thì lại rất gần nhau. Chính trên ý nghĩa đó, sau khi bản dịch tiếng Ðức , Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ ra mắt vào năm 1929, đã gây xôn xao trong giới học thuật cùng như trong quần chúng Âu Mỹ.
Nhà tâm lý học Thụy Sĩ nổi tiếng C.G. Jung , cộng sự thân cận của Freud, thông qua việc nghiên cứu khái niệm công pháp dưỡng sinh và nội dung chủ yếu của Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ , đã phát hiện thấy sự phù hợp bất ngờ giữa tinh thần chủ yếu của tác phẩm với tâm lý học phân tâm, và đã cung cấp cho công pháp Nội Ðan Trung Quốc ý nghĩa tâm lý học và nội hàm triết học, đồng thời nêu ý kiến cho rằng sự ra đời của tâm lý học phương Tây đã tạo tiền đề cho hai nền văn hóa Ðông Tây hiểu biết lẫn nhau. Tâm lý học phân tâm cho rằng tâm lý con người có một cái nền chung vượt lên trên tất cả mọi nền văn hóa và ý thức - đó là vô thức tập thể (Inconscient collectif), nó chẳng những bao gồm một số nội dung có thể biến thành ý thức, mà còn bao gồm những hành vi tâm lý tiềm tàng do các phản ứng chung gây ra. Ở đây, tính vĩnh hằng của Ðạo, tức chân Tính Nguyên Thần trở thành từ đồng nghĩa với vô thức tập thể, trở thành tượng trưng của sức khỏe tâm thần tuyệt đối. Hành vi của con người do ý thức, tức Thức Thần chi phối, còn quá trình ức chế Thức Thần hướng về Nguyên Thần chính là tu Ðạo. Tất cả những nhánh phát triển của tâm lý đều bắt nguồn từ một gốc chung mà cội rễ của nó bám sâu vào toàn bộ những tầng bậc của quá khứ .
Tâm lý học chính là một chiếc chìa khóa giúp con người nhận thức bản thân, mà bí mật của Kim Hoa chính là một bí mật về sức sinh trưởng tiềm tàng trong tâm lý người, quá trình nhận thức những bí mật đó đòi hỏi con người, trên một mức độ rất lớn, phải đột phá những chướng ngại của Thức Thần. Tâm lý học chỉ thỏa mãn với nhưng gì đã giải nghiệm về mặt tâm lý mà quên mất rằng chỉ có làm mất tự ngã mới đạt được tự ngã thực sự .
Ðạo gia đã tìm thấy phương pháp chân chính do bởi ở tầng bậc này . Tính và Mệnh đã được thống nhất, Thân Tâm khó lòng phân biệt, ranh giới giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần không còn nữa, đó chính là điểm khác biệt giữa học thuyết của Ðạo gia với tâm lý học phân tâm
Kinh nghiệm lịch sử đã cho hay, tinh thần phải dựa vào khoa học làm nhiệm vụ hướng dẫn cho thế giới hiện thực, còn khoa học phải hướng vào tinh thần đểkiếm tìm ý nghĩa của sinh tồn. Học thuyết Nội Ðan của Ðạo gia chính đã dựa vào khoa học tìm ra con đường giúp con người hướng tới cảnh giới hoàn thiện, qua đó thể hiện ý nghĩa lớn lao của học thuyết này đối với đời sống của con người hiện đại .
Sinh ra và lớn lên tại một lành nghề, từ lúc còn để chỏm đã được ngắm nghía những bức mành tủ chạm tích "Bát Tiên quá hải", tôi đã thuộc lòng tên các vịTiên : Hớn Chung Ly, Lý Thiết Quài, Trương Quả Lão, Tào Quốc Cữu, Lã Ðồng Tân, Hàn Tương Tử, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô; song còn sự tích cùng phương pháp tu luyện của họ ra sao tôi không hề hay biết !
Mãi tới gần đây, năm 1997, tại một hiệu sách cũ Côn Minh Trung Quốc, tôi may mắn tìm được sách Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ của Lã Ðồng Tân . Các bạn bên Ðức và Pháp nhiệt tình giúp tôi kiếm tìm các bản dịch tiếng Anh và tiếng Ðức .
Vốn là một người có đôi chút hiểu biết về phương pháp tu tập Cổ Ðông phương , tôi khát khao dịch tác phẩm đó giới thiệu với đông đảo bạn đọc nước ta, nhất là đối với những ai quan tâm tới phương pháp dưỡng sinh Cổ Ðông Phương.
Tôi cứ băn khoăn tự hỏi, ở nước Ðức xa xôi, ngay từ năm 1929, tác phẩm quí giá đó đã được cha Richard Wilhelm dịch giới thiệu với độc giả phương Tây, vậy mà chúng ta ở ngay sát nách nước bạn Trung Hoa mà mãi tới giờ nhiều người vẫn chưa biết tới tác phẩm bất hủ đó. Có thể đây là một sự chậm trễ thiệt thòi, không sao nói hết được, đặc biệt đối với những ai muốn đi sâu tìm hiểu về con đường tu Ðạo, hoàn thiện bản thân, trường sinh bất lão...
Tôi đã gấp rút dịch và chú thích sách này theo bản in của Mẫn Nhất Ðức do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Trung Quốc ấn hành năm 1996 , đồng thời có đối chiếu với bản in của Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật tỉnh Tứ Xuyên.
Với một tác phẩm thâm thúy, súc tích, uyên bác như Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ , mặc dù đã cố gắng tra cứu, tham khảo, tự mình chứng nghiệm, song chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, lầm lẫn, rất mong bạn đọc lượng thứ và sẳn lòng chỉ giáo.
Download Phép Luyện Công Của Lã Động Tân - Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ - Lã Đồng Tân.PDF 1
Download Phép Luyện Công Của Lã Động Tân - Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ - Lã Đồng Tân.PDF 2
Long Môn Phái - Đan Pháp Quyết Yếu
Tên gọi khác: Lã Tổ sư Tiên Thiên Hư vô Thái nhất Kim Hoa Tông chỉ
Thiên Cổ Kỳ Thư - Đại pháp mật truyền suốt 2000 năm của Lã Tổ Công pháp thượng thừa của đạo gia
Tác giả: Lã Đồng Tân (Lữ Ðồng Tân: Đời Đường)
Hiệu đính: Mẫn Nhất Đức
Người dịch: Thế Trường
NXB Văn Hóa Thông Tin 1999
133 trang
Lã Động Tân (Trung văn phồn thể: 呂洞賓; Wade–Giles: Lü Tung-Pin) còn gọi Lữ Ðồng Tân là một nhân vật lịch sử và là một vị thần trong số Bát Tiên, được tôn kính trong lịch sử văn hóa Trung Hoa. Đây là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát.
1. Hán Chung Li ngồi ngoài cùng mé trái, phanh ngực với chiếc quạt sau lưng
2. Lã Động Tân mặc áo đạo bào màu nâu, tay cầm phất trần
3. Tào Quốc Cữu là người mặc áo trắng, tay cầm thẻ bài
4. Trương Quả Lão áo vàng đang ngồi, râu bạc và tay cầm ngư cổ
5. Lam Thái Hòa ở đây là chàng trai mặc xiêm y đỏ, mang theo lẵng hoa
6. Thiết Quải Lý mặc áo xanh đang ngồi, tay trái cầm thiết trượng
7. Hàn Tương Tử là người ngồi thổi sáo mé bên phải
8. Hà Tiên Cô là cô gái đứng ngoài cùng mé bên phải
Lữ Ðồng Tân là con của Thứ Sử Hải Châu, sanh ngày 14 tháng 4. Khi bà mẹ mới sanh Ông thì trong phòng mùi hương thơm phức, có hạc trắng bay vào phòng rồi biến mất. Ấy là Huê Dương Chơn Nhơn đầu thai xuống trần làm Lữ Ðồng Tân.
Lữ Ðồng Tân lớn lên, mắt phụng mày ngài, tay dài, cổ cao, mũi thẳng, xương gò má cao, chơn mày bên tả có nốt ruồi, dưới bàn chơn có chỉ như lưng qui, mình cao 8 thước 2, tánh ưa bịt khăn huê dương (bao đảnh xanh), mặc áo đạo sĩ.
Lời Giới Thiệu
"Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ" là cuốn Ðan kinh có ảnh hưởng rộng rãi không riêng gì ở Trung Hoa, mà ở cả nhiều nước trên thế giới. Cuốn sách này kể từ lúc được in thành sách vào đầu đời Thanh cho đến nay đã được các nhà dưỡng sinh học đặc biệt coi trọng.
Trong số các bản in hiện còn giữ được đến ngày nay chủ yếu chia thành hệ thống phái Tịnh Minh và Hệ thống phái Long Môn. Ðại biểu cho các bản thuộc hệ thống phái Tịnh Minh là bản "Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ" khắc ở am Nhị Tiên huyện Thành Ðô năm 1906, cuối sách có in bản phụ lục của Quản Hóa Tử "Xiển U vấn đáp". Bản này do Tưởng Quang Ðình dựa vào một bản sao khắc lại vào năm Gia Khánh triều Thanh và đưa vào "Ðạo Tạng tập yếu", gọi là "Tập yếu bản".
Năm 1917, Hợp Ðạo Tử Diêu Tế Thương tìm được ở phố sách xưởng Lưu Ly , Bắc Kinh - bản sao Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ gọi là "Kinh bản" . Ít năm sau, Cham Nhiên Huệ Chân Tử in gộp bản sao này với Huệ Mạng Kinh và đặt tên là "Thuật trường sinh . Tục mệnh phương" gọi là Huệ bản.
Kinh bản và Huệ bản tất cả đều thuộc hệ thống phái Tịnh Minh. Còn bản do Mẫn Nhất Ðắc (1758 - 1837) đính chính vào năm Ðạo Quang thứ mười một đời Thanh (1813) được xem là đại biểu đo hệ thống phái Long Môn, đồng thời được ông tập hợp trong "Ðạo Tạnh tục biên. Sơ tập" và mang cái tên đầy đủ "Lã Tổ sư Tiên Thiên Hư vô Thái nhất Kim Hoa Tông chỉ". Năm 1965, nhà xuất bản "Tự do Ðài Loan cho in "Long Môn phái Ðan pháp quyết yếu" và năm 1988, nhà xuất bản "Ðại học nhân dân Trung Quốc" phát hành "Ðông phương tu Ðạo văn khố . Toàn Châu bí yếu" , đều chọn và in lại bản của Mẫn Nhất Ðức.
Bản dịch này của chúng tôi chủ yếu dựa vào bản in của Mẫn Nhất Ðức. Năm 1929, "Thái Ất Kim Hoa Tông chỉ" được xuất bản bằng tiếng Ðức, do cha Richard Wilhelm người Ðức (1873 - 1930), trong giáo hội Thanh Ðảo kiêm giáo sư Trưởng Ðại học Frankfurt dịch chín chương đầu căn cứ vào bản của Huệ Chân Tử . Nhà phân tâm học Thụy Sy C.G. Jung đã viết lời bình rất dài cho sách này.
Năm 1931, Cay F. Baynes căn cứ vào bản tiếng Ðức dịch và xuất bản sang tiếng Anh. Còn đây, giáo sư Toseltaiyu và phó giáo sư Teihoshofu Nhật Bản căn cứ vào Kinh bản dịch sang tiếng Nhật và xuất bản với tên sách "Bí mật luyện Kim Ðan"..
Như thế là, hiện nay trên thế giới, ngoài tiếng Hán, "Thái Ất Kim Hoa Tôn Chỉ" đã được lưu hành bằng tiếng Ðức, tiếng Anh và tiếng Nhật. Phần lớn các bản dịch này đều hết sức nghiêm túc, rõ ràng cố tránh dùng những lời văn ẩn dụ.
Cả hai phái Ðạo giáo Tịnh kinh và Long Môn đều nhận định Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ là do Lã Ðồng Tân truyền dạy. Các bản của hai phái này xưng hô Lã Ðồng Tân một cách tôn kính là "Lã Tổ" và "Tổ sư", đồng thời truyền tụng rằng cuốn kỳ thư này đã được Lã Ðồng Tân viết ra trong trạng thái thần hiệp.
Lã Ðồng Tân tên chủ là Lã Nham, hiệu là Thuần Dương Tử, người huyện Vỉnh Lạc, phủ Hà Trung (nay là huyện Vỉnh Lạc, tỉnh Sơn Tây), sống vào thời Ngũ Ðại Văn Ðường , ông theo học Ðại Ðạo Kim Ðan sư phụ Chung Ly Quyền và đã mở ra một hướng mới trong việc tu luyện Nội Ðan kể từ Tống Nguyên cho mãi về sau. Từ Văn Ðường cho đến đầu Thanh, trong thời gian kể hàng trăm năm, đã có không biết bao nhiêu truyền thuyết thần bí về Lã Ðồng Tân, nói lên lòng tôn kính và ngưỡng mộ của người đời đối với ông .
Cuốn Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ của ông gồm cả thảy mười ba chương , xem ngôn từ và cách hành văn có thể suy đoán sách ra đời sau triều đại Tống Huy Tôn (1082 - 1135). Nhưng Pháp quyết Nội Ðan trình bày trong sách đúng là công phu thanh tĩnh Bắc phái chân truyền. Phàm đã là Ðan pháp Thanh tĩnh, nhằm đích đoạt quyền Tạo Hóa, thay đổi tố chất cơ bản của con người ; thì đều chú trọng theo đuổi "Huyền Quan nhất khiếu" thực hành phép Hồi Quan phản chiếu dựa theo Ðan Quyết truyền khẩu của thầy trò Vương Trùng Dương (1112-1170). Sách Thái Ất Kim Hoa Tôn Chỉ trình bày tỷ mỹ, súc tích về công lý và công pháp của phép tu luyện Nội Ðan . Về mặt công lý, sách đề xướng Ðại đạo lấy Hư vô làm bản thể, lấy hiển hóa làm công dụng . Công pháp của chúng tôi chuyên lấy Thái Nhất làm gốc, Kim Hoa làm ngọn, gốc ngọn nương tựa lẫn nhau, ắt sẽ trường sinh bất lão vậy . Thái nhất tức là Ðạo, duy chỉ Có và Hư hòa hợp với nhau mới có thể đắc Ðạo thành Tiên.
Ðạo trong con người là Nguyên Thần. Người tập nếu giữ được Nguyên Thần thì sống ngoài Âm Dương , không trong Tam giới . Nguyên Thần thuộc về tiên thiên, Thức Thần thuộc hậu thiên. Thức Thần làm cho con người có Thất tình, Lục dục, dần dần tiêu hao Tinh Khí Thần.
Con đường tu Ðạo là ức chế Thức Thần, đi ngược trở về trạng thái Nguyên Thần tiên thiên, chủ yếu dựa vào công pháp Hồi Quang . "Hồ Quang thí Khí Âm Dương trong Trời đất không gì là không ngưng tụ " Vì thế Ðạo Kim Hoa toàn dùng nghịch pháp.
Trong quá trình Hồi Quan cần tuân thủ nguyên tắc "Vô vi nhi vi". Duy chỉ có "vô vi" mới không dừng lại ở hình tướng . Duy chỉ có "Vô vi nhị vi" mới không rơi vào "Không" một cách chết cứng "vô vi" không phải là phó mặc không để ý, mà là chẳng để ý đến "Có" cũng chẳng để ý đến "không" thực tế giữ ở mức "Trung" . Trung ở mọi chỗ, Trung sẽ không "thái quá", mà cũng không "bất cập", đó thật ra cũng là Ðạo .
Sách "Ðạo Ðức kinh" nói : "Ðạo xung nhi dụng chi" (Ðạo hư không lại vô hình). Muốn đạt được cảnh giới "Trung" , bản thể và công dụng của Ðạo phải hợp Hai thành Một, như thế gốc và ngọn mới nương tựa lẫn nhau, hợp lẽ Tự Nhiên, đạt đích "nhập thế mà không lụy", xuất thế mà vẫn "ở giữa nhân gian" . Công lý của Thái Ất Kim Hoa Tôn Chỉ kế thừa tinh hoa sách Ðạo Ðức Kinh" của Thái Thượng Lão Quân. Bàn về Ðạo, các bậc thánh nhân và hiền triết thường dùng lối tâm truyền tâm, từ thế hệ nọ truyền tới thế hệ kia, bắt đầu từ Lão Tử cho mãi tới Ðông Hoa đế quân rồi về sau chia thành hai Tông Nam Bắc.
Về mặt công pháp, Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ nhấn mạnh tính công gọi đó là "Nhất siêu trực nhập công phu" , chủ trương mắt quay về nhìn dõi vào trong , lấy Khí từ Thượng Ðan Ðiền đưa xuống Trung và Hạ Ðan Ðiền.
Các bản trong Hệ thống phái Long Môn đề xướng tiệp quyết trong khẩu quyết, mà phương pháp là Tồn tưởng chữ Y , trong tiếng Phạn, để cho Tam Quang hội tụ ở Tâm giữa hai lông mày, sau đó dùng Ý dẫn vào quan khiếu sau Tâm để khai mở Thiên Tâm. Thiên Tâm tức là "Huyền Quan nhất khiếu" , không ởtrong thân, không ở ngoài thân, không thể sờ lần mà khai mở, chỉ có thể lẳng lặng tới gần .
Bước đầu tập luyện là ngồi tỉnh tọa, tập trung vào điểm nằm giữa hai con mắt, đồng thời dùng Phép Chỉ Quán của nhà Phật gạt bỏ mọi tạp niệm, cầu được chính niệm, tiêu hủy Thức Quang và làm hiển hiện Tính Quang .
Trong lúc lưu ý đến hai thứ bệnh "hôn trầm" và "tán loạn" rất dễ nảy sinh lúc tu lập Hồi Quang . Lã Ðồng Tân nhận xét :"Gà mái khi ấp trứng , Tâm thường lắng nghe, đó là một yếu quyết vậy". Tâm và Tức đi theo nhau , và Hồi Quang phản chiếu - đó là then chốt trình tự tu luyện Nội Ðan. Cứ tu tập như thế từnông đến sâu sẽ từng bước chân nghiệm những hiện tượng nảy sinh khi tĩnh tọa. Ðợi tới khi "Ngưng Thần nhập khí huyệt" , "Khai mở khiếu Huyền quan", Khí tiên thiên nhờ Huyền khiếu vào ra, sẽ xuất hiện Chân Tinh Chân Khí, nghĩa là sản sinh Ðan Dược giúp con người trường sinh bất lão, cải lão hoàn đồng . Chân Tinh Chân Khí sẽ đi từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, con người sẽ dần dần gạt bỏ được nhưng cặn Âm, quay trở về cảnh giới Thuần Dương . Ðợi tới khi kết thành Thánh Thai, ngoài Thân có Thân, tức có thể trường sinh bất lão, đắc Ðạo thành Tiên.
Trong khi đề xướng phép tu luyện Nội Ðan, Lã Ðồng Tân chủ yếu phát huy tư tưởng "trường sinh bất lão", "Tu Chân thành Tiên" của Ðạo giáo đồng thời kết hợp cả với học thuyết của Nho giáo và Phật giáo. Trong Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ đã kết hợp nhuần nhuyễn những tinh hoa triết lý của Nho giáo và Phật giáo, nhằm làm cho mọi người dễ hiểu học thuyết Nội Ðan. Trong các Ðan Kinh cổ quen dùng các thuật ngữ ẩn dụ khó hiểu như Khảm Ly, Thủy Hỏa, Long Hổ, Chì , Thủy Nhân, Hỏa Hậu, Chu Thiên, Tắm Gội v.v..., nhưng trong Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ , lại dùng lời nói gần gũi, sinh động mộc mạc, đi thẳng vào bản chất. Phép tu luyện Nội Ðan chủ yếu là tu luyện Tinh Khí Thần, trong sách nêu rõ , Khảm Ly tức Âm Dương, Âm Dương tức Tính Mệnh, Tính Mệnh tức Thân Tâm, Thân Tâm tức Thần Khí v.v... của các gia các phái; tư tưởng cho Tâm tĩnh - đó là Ðan, Tâm không - đó là Dược chính là dùng lý lẽ của nhà Phật để thuyết minh về Ðạo, rất dễ hiểu, dễ tiếp thu. Sách Thái Ất Kim Hoa Tông chỉ nhấn mạnh Tính công chú trọng công phu tu dưỡng Tâm tĩnh, thống nhất công phu tu tập của Tam gia Nho Thích Ðạo ở vấn đề cơ bản : vấn đề sống chết .
Các bậc Thánh Hiền Nho giáo dạy mọi người công phu tu dưỡng bắt đầu từ "Tri chỉ", lấy "chỉ ư chí thiện" làm mục đích, bắt đầu từ Vô cực rồi cuối cùng lại trởvề Vô cực. Tinh hoa Phật học lấy "Vô sở trụ nhi sinh kỳ Tâm" (phải sinh cái Tâm không trụ vào chỗ nào) nói đến trong kinh Kim Cương làm giáo chỉ Ðại Tạng . Còn Ðạo giáo chúng ta tôn sùng hai từ "trí hư" , Tâm đã có thể "trí hư cực" thì Tính công đã thành, "thủ tĩnh đốc" thì Mệnh công đã đạt, cho nên Tính Mệnh song tu , Hình Thần đều trọn vẹn.
Tóm lại, qua những điều trình bày trên, Tam giáo Nho Thích Ðạo đã tổng kết mục đích tu dưỡng thành một câu : đó là tạo được Thần Ðan rời xa cái Chết, đi vào cái Sống . Chỉ cần làm cho con người được giải thoát thì đâu đâu cũng đều là học vấn, đâu đâu cũng có lý lẻ diệu huyền. "Những điều ta nói chỉ là làm bộc lộ chổ tương thông , vì thế là nhất quán". Cái gọi là "Ðược một thì mọi sự kết thúc" trước tiên đó là Ðạo , Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ chính là bắt đầu từ chỗtương thông lấy "Ðạo pháp tự nhiên" (Ðạo tuân theo những qui luật vốn có của mình) làm cảnh giới tối cao, hấp thụ triết lý phép chỉ quán quay trở về chính mình của nhà Phật, cũng như Tám Hoàn, Tám Thức v.v... trong kinh Lăng Nghiêm , đồng thời lồng tinh thần tự cường của Nho gia , lấy Chính niệm xử lý mọi việc , "không được rời xa Chính nghiệp" vào trong Ðan Lý, Ðan pháp, lý lẻ tự nhiên, đâu ra đấy, không chút gì khiên cường.
Goethe, nhà thơ vĩ đại Ðức nói : Ðông phương và Tây phương không còn cách biệt. Ðời sống vật chất của con người tuy còn khác xa nhau, con đường dẫn đưa tới thế giới tinh thần cũng chẳng giống nhau, nhưng nhu cầu cuối cùng về phương diện tinh thần thì lại rất gần nhau. Chính trên ý nghĩa đó, sau khi bản dịch tiếng Ðức , Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ ra mắt vào năm 1929, đã gây xôn xao trong giới học thuật cùng như trong quần chúng Âu Mỹ.
Nhà tâm lý học Thụy Sĩ nổi tiếng C.G. Jung , cộng sự thân cận của Freud, thông qua việc nghiên cứu khái niệm công pháp dưỡng sinh và nội dung chủ yếu của Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ , đã phát hiện thấy sự phù hợp bất ngờ giữa tinh thần chủ yếu của tác phẩm với tâm lý học phân tâm, và đã cung cấp cho công pháp Nội Ðan Trung Quốc ý nghĩa tâm lý học và nội hàm triết học, đồng thời nêu ý kiến cho rằng sự ra đời của tâm lý học phương Tây đã tạo tiền đề cho hai nền văn hóa Ðông Tây hiểu biết lẫn nhau. Tâm lý học phân tâm cho rằng tâm lý con người có một cái nền chung vượt lên trên tất cả mọi nền văn hóa và ý thức - đó là vô thức tập thể (Inconscient collectif), nó chẳng những bao gồm một số nội dung có thể biến thành ý thức, mà còn bao gồm những hành vi tâm lý tiềm tàng do các phản ứng chung gây ra. Ở đây, tính vĩnh hằng của Ðạo, tức chân Tính Nguyên Thần trở thành từ đồng nghĩa với vô thức tập thể, trở thành tượng trưng của sức khỏe tâm thần tuyệt đối. Hành vi của con người do ý thức, tức Thức Thần chi phối, còn quá trình ức chế Thức Thần hướng về Nguyên Thần chính là tu Ðạo. Tất cả những nhánh phát triển của tâm lý đều bắt nguồn từ một gốc chung mà cội rễ của nó bám sâu vào toàn bộ những tầng bậc của quá khứ .
Tâm lý học chính là một chiếc chìa khóa giúp con người nhận thức bản thân, mà bí mật của Kim Hoa chính là một bí mật về sức sinh trưởng tiềm tàng trong tâm lý người, quá trình nhận thức những bí mật đó đòi hỏi con người, trên một mức độ rất lớn, phải đột phá những chướng ngại của Thức Thần. Tâm lý học chỉ thỏa mãn với nhưng gì đã giải nghiệm về mặt tâm lý mà quên mất rằng chỉ có làm mất tự ngã mới đạt được tự ngã thực sự .
Ðạo gia đã tìm thấy phương pháp chân chính do bởi ở tầng bậc này . Tính và Mệnh đã được thống nhất, Thân Tâm khó lòng phân biệt, ranh giới giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần không còn nữa, đó chính là điểm khác biệt giữa học thuyết của Ðạo gia với tâm lý học phân tâm
Kinh nghiệm lịch sử đã cho hay, tinh thần phải dựa vào khoa học làm nhiệm vụ hướng dẫn cho thế giới hiện thực, còn khoa học phải hướng vào tinh thần đểkiếm tìm ý nghĩa của sinh tồn. Học thuyết Nội Ðan của Ðạo gia chính đã dựa vào khoa học tìm ra con đường giúp con người hướng tới cảnh giới hoàn thiện, qua đó thể hiện ý nghĩa lớn lao của học thuyết này đối với đời sống của con người hiện đại .
Sinh ra và lớn lên tại một lành nghề, từ lúc còn để chỏm đã được ngắm nghía những bức mành tủ chạm tích "Bát Tiên quá hải", tôi đã thuộc lòng tên các vịTiên : Hớn Chung Ly, Lý Thiết Quài, Trương Quả Lão, Tào Quốc Cữu, Lã Ðồng Tân, Hàn Tương Tử, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô; song còn sự tích cùng phương pháp tu luyện của họ ra sao tôi không hề hay biết !
Mãi tới gần đây, năm 1997, tại một hiệu sách cũ Côn Minh Trung Quốc, tôi may mắn tìm được sách Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ của Lã Ðồng Tân . Các bạn bên Ðức và Pháp nhiệt tình giúp tôi kiếm tìm các bản dịch tiếng Anh và tiếng Ðức .
Vốn là một người có đôi chút hiểu biết về phương pháp tu tập Cổ Ðông phương , tôi khát khao dịch tác phẩm đó giới thiệu với đông đảo bạn đọc nước ta, nhất là đối với những ai quan tâm tới phương pháp dưỡng sinh Cổ Ðông Phương.
Tôi cứ băn khoăn tự hỏi, ở nước Ðức xa xôi, ngay từ năm 1929, tác phẩm quí giá đó đã được cha Richard Wilhelm dịch giới thiệu với độc giả phương Tây, vậy mà chúng ta ở ngay sát nách nước bạn Trung Hoa mà mãi tới giờ nhiều người vẫn chưa biết tới tác phẩm bất hủ đó. Có thể đây là một sự chậm trễ thiệt thòi, không sao nói hết được, đặc biệt đối với những ai muốn đi sâu tìm hiểu về con đường tu Ðạo, hoàn thiện bản thân, trường sinh bất lão...
Tôi đã gấp rút dịch và chú thích sách này theo bản in của Mẫn Nhất Ðức do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Trung Quốc ấn hành năm 1996 , đồng thời có đối chiếu với bản in của Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật tỉnh Tứ Xuyên.
Với một tác phẩm thâm thúy, súc tích, uyên bác như Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ , mặc dù đã cố gắng tra cứu, tham khảo, tự mình chứng nghiệm, song chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, lầm lẫn, rất mong bạn đọc lượng thứ và sẳn lòng chỉ giáo.
Hà Nội tháng 5,1999
Người dịch
Thế Trường
Người dịch
Thế Trường
Download Phép Luyện Công Của Lã Động Tân - Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ - Lã Đồng Tân.PDF 1
Download Phép Luyện Công Của Lã Động Tân - Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ - Lã Đồng Tân.PDF 2
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏnig, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét